Trẻ mắc cận thị bẩm sinh sẽ rất khó phát hiện khi còn nhỏ. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể phát hiện các tật về mắt thông qua một số dấu hiệu. Nếu không được điều trị kịp thời, về lâu dài trẻ có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm cho đôi mắt.
Cận thị bẩm sinh là gì?
Cận thị bẩm sinh là tình trạng cận thị ở bất kỳ mức độ nào xảy ra do yếu tố di truyền từ bố hoặc mẹ, khiến cho thị lực của trẻ mắc bệnh từ lúc mới sinh hoặc khi tuổi còn rất nhỏ đã suy yếu.
Một thống kê đã cho thấy mối liên quan giữa yếu tố di truyền của cận thị với các thành viên trong gia đình như sau:
- Nếu bố, mẹ bị cận thị trên -6 (diop): Trẻ sinh ra 100% bị cận thị.
- Nếu cả bố và mẹ cùng cận: Bé có nguy cơ bị cận thị bẩm sinh từ 33% đến 60%.
- Nếu bố hoặc mẹ cận thị: 23% – 40% trẻ sinh ra có thể bị cận thị.
- Nếu bố và mẹ không cận thị: Chỉ có 6% – 15% trẻ sinh ra bị cận.
Cận thị bẩm sinh có nguy hiểm không?
Cận thị khi bẩm sinh không phải bệnh nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, nếu chủ quan không phát hiện và điều trị sớm có thể để lại biến chứng như:
- Mắt bị lác (lé mắt).
- Bị tình trạng nhược thị.
- Bị thoái hóa ở võng mạc.
- Gây hiện tượng bong hoặc rách võng mạc mắt.
- Gây nên tăng nhãn áp.
- Gây thoái hóa hoàng điểm mắt của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ cận thị bẩm sinh
Thông thường, rất khó để xác định cận thị do bẩm sinh bởi lúc này trẻ còn nhỏ. Những dấu hiệu rõ ràng thường biểu hiện trong khoảng từ 5 đến 8 tuổi. Do đó, cha mẹ cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Khi trẻ đọc hay viết thường có xu hướng cúi mặt sát xuống bàn.
- Khi trẻ xem tivi thường phải đứng gần mới có thể thấy rõ.
- Trong lớp học, trẻ ngồi cuối lớp không nhìn rõ chữ trên bảng.
- Hay dụi mắt nhiều, trẻ hay phải dụi mắt để tập trung vào một vật.
- Trẻ hay kêu đau đầu, nhức mắt khi xem tivi, điện thoại quá lâu.
- Bé nhạy cảm, sợ hoặc chói mắt lúc nhìn trực tiếp ánh sáng.
- Bé vô thức nheo mắt hoặc nghiêng đầu lúc nhìn mọi thứ.
- Nếu thấy trẻ nhắm một mắt khi đọc hoặc xem tivi, có thể là dấu hiệu của nhược thị.
Cận thị bẩm sinh có chữa được không?
Cận thị bẩm sinh có thể được chữa khỏi bằng phẫu thuật can thiệp, xóa cận hoặc giảm độ cận. Tuy nhiên phương pháp này chỉ sử dụng cho đối tượng trên 18 tuổi và đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định nhằm đảm bảo kết quả laser. Với người dưới 18 tuổi chỉ có thể dùng kính để điều chỉnh, cải thiện thị lực, hạn chế tăng độ cận.
Đeo kính cận
Dùng kính cận là phương pháp cải thiện thị lực an toàn và hiệu quả được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn. Trẻ bị cận thị nên được đưa đến các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để đo kính phù hợp. Ngoài ra, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để điều chỉnh kính khi có sự chỉ định từ bác sĩ.
Dùng kính Ortho-K
Trẻ nhỏ có độ cận thị từ thấp đến cao có thể đeo kính áp tròng Ortho-K. Phương pháp này giúp cải thiện thị lực, hạn chế tăng độ nhờ khả năng điều chỉnh độ khúc xạ tạm thời qua cơ chế định hình giác mạc, bằng cách đeo kính vào ban đêm từ 6 đến 8 tiếng khi đi ngủ. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng kính Ortho-K thì cha mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn thích hợp.
Những lưu ý đối với trẻ mắc cận thị bẩm sinh
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu ý tới sinh hoạt của trẻ hàng ngày để đảm bảo mắt của con không bị tăng độ cận nhanh:
- Tạo không gian sinh hoạt khoa học cho trẻ: đảm bảo môi trường học tập đủ ánh sáng, tư thế ngồi và khoảng cách từ mắt đến sách, thiết bị điện tử thích hợp.
- Tạo cho trẻ thói quen giữ khoảng cách từ 25 đến 40cm khi đọc sách, ngồi thẳng lưng, không cúi gập người hoặc nằm dài trên bàn, khi xem ti vi nên ngồi cách xa khoảng 2m, hạn chế cho trẻ tiếp cận thiết bị điện tử sớm.
- Không sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn 2 tiếng mỗi ngày.
- Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt: vitamin A, C, E là những vitamin có chức năng rất quan trọng với thị lực, tăng cường thị giác, phụ huynh có thể lựa chọn các loại thực phẩm như rau củ có màu vàng cam (cà rốt, bí đỏ,...), rau màu xanh đậm ( rau ngót, rau bina,...), trứng, thịt, ngũ cốc, cá hồi,... để bổ sung trong chế độ ăn của trẻ.
- Tập thể dục cho mắt: bằng một số bài tập như đảo mắt qua lại lên xuống, xoay tròn mắt, thay đổi cự ly nhìn trong 3 đến 5 giây, hoặc nhắm mắt thư giãn trong 3 đến 5 phút sau mỗi giờ làm việc hoặc nhìn vào màn hình điện tử.
- Kiểm tra mắt định kỳ cho trẻ khoảng 6 - 12 tháng một lần để theo dõi.
Như vậy, trẻ mắc cận thị bẩm sinh rất khó để nhận biết được. Tuy nhiên, nếu chưa đủ tuổi thực hiện phẫu thuật, cha mẹ có thể áp dụng nhiều phương pháp giúp duy trì sức khỏe cho đôi mắt của con. Ngoài ra, việc thăm khám định kỳ để xác định chính xác độ cận cũng như bệnh lý về mắt rất quan trọng. Phụ huynh nên cân nhắc lựa chọn cơ sở y tế uy tín.
Tại Quảng Ninh, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga Hạ Long là bệnh viện khách sạn đẳng cấp với hệ thống thiết bị y tế Nhãn khoa hiện đại bậc nhất thế giới, đội ngũ chuyên gia châu Âu làm việc toàn thời gian và khu lưu trú chuẩn 5 sao rất thích hợp điều trị các bệnh lý về mắt kết hợp nghỉ dưỡng.
Trẻ đến thăm khám tật khúc xạ sẽ được khám, tư vấn, điều trị theo quy trình 1:1 chuẩn châu Âu, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cận thị bẩm sinh cũng như các bệnh lý về mắt, khách hàng có thể liên hệ theo hotline 093.835.1688 để được tư vấn nhanh nhất.
Xem thêm video dấu hiệu cận thị bẩm sinh ở trẻ: