Đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm khô, cườm đá: là mờ đục thủy tinh thể trong mắt, gây ra những rối loạn thị giác. Nguyên nhân thường gặp nhất là do lão hóa. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể đeo kính hỗ trợ, với nguồn chiếu sáng tốt để làm giảm những rối loạn thị giác do đục thủy tinh thể. Nhưng nếu đục thủy tinh thể nhiều, các biện pháp trên không còn tác dụng, bệnh nhân cần được phẫu thuật để cải thiện thị lực.
1. Thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể là cấu trúc trong mắt có chức năng như một thấu kính giúp hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Võng mạc là lớp nhận cảm ánh sáng và gửi tín hiệu thị giác lên não. Ở mắt bình thường, ánh sáng đi xuyên qua thủy tinh thể và hội tụ trên võng mạc. Thủy tinh thể phải trong suốt để tạo ảnh rõ nét.
Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là nước và protein. Các protein được sắp xếp trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Một số trường hợp protein tập trung thành đám, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể cản ánh sáng đến võng mạc và giảm thị lực. Tình trạng này gọi là đục thủy tinh thể.
2. Đục thủy tinh thể là gì?
Đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu có thể không gây triệu chứng gì vì chỉ một phần nhỏ của thủy tinh thể bị đục. Tuy nhiên dần dần thủy tinh thể đục ngày càng nhiều và bệnh nhân nhìn mờ hơn vì giảm ánh sáng đến võng mạc. Dù nhiều người bị đục thủy tinh thể cả hai mắt nhưng bệnh không lây từ mắt này qua mắt kia.
3. Triệu chứng Đục thủy tinh thể
- Nhìn mờ.
- Màu sắc nhìn có vẻ nhạt hơn.
- Ban đêm thị giác kém hơn.
- Nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình.
- Độ kính đang đeo thay đổi thường xuyên.
- Cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng: ban đêm thấy đèn pha quá sáng, chói mắt khi nhìn đèn hoặc ánh sáng mặt trời mạnh, hoặc thấy quầng sáng quanh đèn.
- Những triệu chứng này có thể cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác tại mắt. Nếu bệnh nhân có những triệu chứng này thì nên đến bác sĩ mắt để được khám và tư vấn.
- Khi đục thủy tinh thể ít, có thể người bệnh không nhận ra thị lực có thay đổi hay không. Nhưng đục tiến triển từ từ thì thị lực kém dần. Một số người có đục thủy tinh thể nhận thấy rằng thị lực nhìn gần/đọc sách trở nên tốt hơn, nhưng chỉ là tạm thời. Thị lực sẽ giảm khi đục thủy tinh thể phát triển nhiều hơn.
4. Các loại Đục thủy tinh thể
- Đục thủy tinh thể bẩm sinh.
- Đục thủy tinh thể chấn thương.
- Đục thủy tinh thể do lão hóa: phần lớn các đục thủy tinh thể do tuổi già.
- Đục thủy tinh thể thứ phát: phát triển ở những người có một số bệnh, ví dụ tiểu đường. Đục thủy tinh thể có thể do dùng thuốc steroid kéo dài.
5. Chẩn đoán Đục thủy tinh thể
Để phát hiện đục thủy tinh thể cần phải khám mắt toàn diện, gồm các bước sau:
- Đo thị lực bằng bảng thị lực.
- Khám mắt với đồng tử giãn: dùng thuốc nhỏ để giãn đồng tử cho phép bác sĩ khám kỹ thủy tinh thể và võng mạc, đồng thời kiểm tra mắt có bệnh khác không.
- Đo nhãn áp: đo thường quy để kiểm tra áp lực trong mắt, nếu nhãn áp tăng có thể là dấu hiệu bệnh glôcôm (cườm nước).
- Và một số xét nghiệm khác nếu cần để khảo sát cấu trúc và bệnh của mắt có thể đi kèm.
6. Điều trị đục thủy tinh thể
Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn sớm, có thể cho đeo kính, dùng kính lúp hoặc chiếu sáng tốt khi làm việc. Nếu những biện pháp này không có tác dụng thì chỉ có phẫu thuật là cách điều trị hiệu quả nhất. Phẫu thuật sẽ lấy thủy tinh thể bị đục và đặt một thấu kính để thay thế thủy tinh thể.
6.1 Phương pháp phẫu tán nhuyễn thể thủy tinh bằng siêu âm (Phaco) có hoặc không đặt IOL: Tạo một đường rạch nhỏ ở một bên giác mạc (giác mạc là cái vòm trong suốt che phủ phía trước tròng đen). Sau đó đưa một thiết bị nhỏ vào mắt. Thiết bị này phát ra sóng siêu âm làm thủy tinh thể mềm và phân thành những mảnh nhỏ, do đó có thể hút ra. Hiện nay hầu hết phẫu thuật lấy thủy tinh thể được thực hiện bằng phương pháp Phaco.
6.2 Phương pháp phẫu thuật lấy thể thủy tinh (trong bao, ngoài bao, Phaco) có hoặc không đặt IOL trên mắt độc nhất: Tạo một đường rạch dài hơn ở một phía giác mạc và lấy phần nhân cứng thủy tinh thể ra. Sau đó hút phần còn sót lại. Sau khi lấy thủy tinh thể, bác sĩ sẽ đặt một kính nội nhãn thay vào vị trí của thủy tinh thể. Kính nội nhãn là một thấu kính nhân tạo trong suốt, sẽ là một phần của mắt bạn suốt đời nhưng bạn không cần phải chăm sóc cho nó. Thị lực của bạn sẽ cải thiện tốt với kính nội nhãn vì ánh sáng xuyên qua nó đến võng mạc. Nhưng bạn cũng không cảm thấy hoặc nhìn thấy thấu kính mới này.
6.3 Công nghệ Femto Cataract: ứng dụng tia Laser Femtosecond trong phẫu thuật đục thuỷ tinh thể để cung cấp hình ảnh bán phần trước chính xác hơn bằng chụp cắt lớp cố kết quang học OCT. Theo đó, hình ảnh này cho phép định vị chính xác 3 loại đường mổ: đường rạch giác mạc chính xác, đường mổ chính xác, đường rạch giác mạc chỉnh loạn chính xác hỗ trợ quá trình phẫu thuật thuận lợi.
7. Các loại thủy tinh thể nhân tạo hiện nay
Hiện nay có nhiều loại kính nội nhãn (thủy tinh thể nhân tạo) đặt vào trong mắt sau phẫu thuật lấy thuỷ tinh thể như:
7.1 Thủy tinh thể đơn tiêu cự: Đảm bảo được vấn đề cơ bản là cải thiện thị lực cho bệnh nhân đục thủy tinh thể. Tuy nhiên chúng chỉ duy trì thị lực tốt ở một khoảng cách, thường là khoảng cách nhìn xa. Do vậy, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong các hoạt động ở các khoảng cách nhìn trung gian hay nhìn gần như xem ti vi, sử dụng máy tính, đọc sách, sử dụng điện thoại và phải cần sự hỗ trợ của các loại kính đeo.
7.2 Thủy tinh thể đơn tiêu cự kéo dài: Về cơ bản, thủy tinh thể đơn tiêu cự kéo dài khá giống với thủy tinh thể đơn tiêu cự nhưng được bổ sung thêm tính năng để bệnh nhân sau phẫu thuật có thể nhìn rõ ở cự ly xa và trung gian. Tuy nhiên, ở cự ly gần bệnh nhân vẫn cần đeo kính gọng mới có thể nhìn rõ.
7.3 Thủy tinh thể đa tiêu cự: Thủy tinh thể đa tiêu cự cho phép người bệnh có tầm nhìn tương đối rõ ràng ở nhiều cự ly, kể cả gần, trung gian và xa mà không cần dùng kính hoặc ít khi cần đến kính hỗ trợ. Hiện nay, thủy tinh thể VIVITY – mở rộng dải thị lực hay Intensity - Thủy tinh thể 5 tiêu cự đầu tiên trên thế giới là những loại thủy tinh thể mới với nhiều tính năng vượt trội được đưa vào sử dụng.
7.4 Thủy tinh thể nhân tạo Toric: Đối với thủy tinh thể nhân tạo Toric, các thấu kính với những công suất khác nhau đảm bảo phù hợp với nhu cầu của người bệnh. Bệnh nhân sẽ được điều chỉnh chứng loạn thị và cải thiện đáng kể thị lực nhìn xa, nhưng ở trường hợp nhìn gần bệnh nhân vẫn cần đeo kính hỗ trợ nhìn gần như kính lão.
Tùy theo tình trạng mắt, tính chất nghề nghiệp, khả năng tài chính của bệnh nhân, Bác sĩ sẽ tư vấn để đặt kính nội nhãn thích hợp giúp hồi phục thị lực cho người bệnh một cách tốt nhất.
9. Phẫu thuật Đục thủy tinh thể ở đâu an toàn, uy tín?
Phẫu thuật đục thủy tinh thể được thực hiện tại nhiều bệnh viện nhằm mang đến thị lực sáng rõ cho người bệnh. Ở Việt Nam, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga là cơ sở nhãn khoa top đầu trong phẫu thuật đục thủy tinh thể nói chung và các bệnh lý khác về mắt nói riêng. Những ưu điểm có thể kể đến tại bệnh viện là:
- Lịch sử lâu đời: Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga đã có 15 năm hình thành và phát triển. Đây là cơ sở y tế chuyên khoa mắt được hàng triệu khách hàng tin cậy.
- Quy trình phẫu thuật tiêu chuẩn: Bệnh nhân sẽ được thăm khám, phẫu thuật theo quy trình và tiêu chuẩn Châu Âu do Tiến sĩ - Bác sĩ chuyên gia hàng đầu Liên Bang Nga thực hiện. Đảm bảo tỷ lệ thành công cao và an toàn.
- Nhân thủy tinh thể cao cấp: Mắt Việt - Nga tự hào là đơn vị sử dụng ĐỘC QUYỀN các loại thủy tinh thể cao cấp từ các nước Anh, Mỹ, Bỉ, Nhật,…
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại: Tại bệnh viện có hệ thống máy móc hiện đại như máy Centurion® Silver System - hệ thống máy tân tiến nhất của Alcon dùng để phẫu thuật Phaco. Tính năng của hệ thống máy Centurion® Silver System đảm bảo an toàn suốt quá trình phẫu thuật, giúp tán nhuyễn nhân đục thủy tinh thể một cách hiệu quả, giảm sinh nhiệt, thời gian hồi phục nhanh, tránh biến chứng sau phẫu thuật.
10. Các phương pháp phẫu thuật Đục thủy tinh thể tại Mắt Quốc tế Việt - Nga
Hiện nay, tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga sử dụng các phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể như sau:
Phẫu thuật Phaco (Phacoemulsification) là phương pháp tạo đường rạch trên rìa giác mạc bằng dao vi phẫu, thực hiện xé lớp màng (bao) bằng dụng cụ xé bao, tách nhỏ nhân thủy tinh thể bằng dụng cụ tách nhân và sau đó sử dụng năng lượng sóng siêu âm để tán nhuyễn và hút thủy tinh thể bị đục ra khỏi mắt, thay vào đó là thủy tinh thể nhân tạo để lấy lại thị lực cho người bị đục thủy tinh thể.
Femto Cataract (Femto Cataract Surgery) là một kỹ thuật mới nhất để điều trị đục thủy tinh thể. Kỹ thuật này sử dụng công nghệ laser Femtosecond để loại bỏ đục thủy tinh thể và thay thế nó bằng một thấu kính nhân tạo. Kỹ thuật này cũng giúp cho người bệnh có thời gian phục hồi sau phẫu thuật nhanh hơn và ít đau hơn so với phẫu thuật truyền thống. Ngoài ra, Femto Cataract Surgery còn cho phép bác sĩ điều chỉnh kích thước của ống kính nhân tạo và vị trí của nó trong mắt để đảm bảo rằng bệnh nhân có thể nhìn được rõ và sáng hơn sau khi phẫu thuật.
8. Quy trình phẫu thuật Đục thủy tinh thể tại Mắt Quốc tế Việt - Nga
- Trước phẫu thuật, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm. Những xét nghiệm này bao gồm đo độ cong giác mạc, kích thước và hình dạng nhãn cầu để chọn loại kính nội nhãn thích hợp, xét nghiệm máu (người bệnh nhịn ăn sáng) và khám nội khoa để đảm bảo thể trạng người bệnh cho phép tiến hành phẫu thuật.
- Khi vào bệnh viện, bệnh nhân được nhỏ thuốc giãn đồng tử, thuốc rửa mắt. Hầu hết bệnh nhân được vô cảm tại chỗ (nhỏ thuốc tê và / hoặc tiêm tê) để làm mất cảm giác đau. Do đó bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật.
- Sau phẫu thuật, bệnh nhân được băng mắt và nằm nghỉ. Bác sĩ khám và theo dõi có biến chứng sau phẫu thuật không. Hầu hết bệnh nhân có thể về ngay trong ngày. Bệnh nhân không tự lái xe được ngay nên cần có người thân đi kèm.
Trên đây là tất tần tật những thông tin về Đục thủy tinh thể và các phương pháp phẫu thuật tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga nói chung và các chi nhánh Hà Nội, TP. HCM, Quảng Ninh. Bệnh nhân muốn tìm hiểu về phẫu thuật Đục thủy tinh thể hoặc các bệnh lý khác về mắt, hãy liên hệ ngay hotline: 0938.351.688 - 0913.215.331 để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất nhé!