Lác là một bệnh lý ở mắt không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà còn gây mất thẩm mỹ, khiến người mắc phải thiếu tự tin trong cuộc sống. Vậy lác mắc khi nào nên phẫu thuật? Quy trình phẫu thuật ra sao là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.
Theo một nghiên cứu, có khoảng 2 đến 3 triệu người Việt Nam mắc bệnh lác mắt. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân (nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống, 2022). Bệnh lý này thường gặp phổ biến ở trẻ em, có nhiều nguyên nhân gây lác, có thể do di truyền (với khoảng 30% trẻ em bị lác có thành viên trong gia đình mắc chứng bệnh tương tự), do sự cấu tạo bất thường bẩm sinh của hệ vận động nhãn cầu, do sự co quắp điều tiết, do tổn thương thần kinh hoặc các bệnh ở não…
Lác mắt là gì?
Đầu tiên cần phải biết, lác mắt hay lé mắt là tình trạng 2 đồng tử mắt không cân đối, không cùng nhìn thẳng, một mắt nhìn thẳng một mắt nhìn sang hướng khác hoặc cả 2 mắt nhìn về 2 phía khác nhau (nhìn ra ngoài hoặc hướng vào trong, nhìn lên hoặc nhìn xuống). Lác mắt là tình trạng lệch của trục mắt. Bệnh có thể được phát hiện qua thăm khám hoặc quan sát các dấu hiệu thường ngày. Nếu không được chú ý và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây mất thị lực một phần do nhược thị. Hoặc gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh thiếu tự tin trong cuộc sống.
Các thống kê khoa học cho biết, nếu lác mắt phát hiện sớm ở trẻ dưới 3 tuổi, nếu điều trị tích cực sẽ đem lại tỉ lệ thành công lên đến 92%. Tùy vào tình trạng bệnh và độ tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị lác mắt với phương pháp thích hợp. Mục đích của việc điều trị này là cải thiện thị lực của bên mắt bị lác tương đương với bên mắt khỏe mạnh.
- Đeo kính hoặc miếng che mắt với kính chuyên dụng hoặc dụng cụ che mắt được sử dụng để mắt khỏe hơn, cũng tạo thói quen cơ thể sử dụng và nhận hình ảnh từ mắt yếu hơn.
- Nhiều trường hợp lác mắt nặng, bên mắt lác quá yếu không thể tăng cường, tự cải thiện thì phẫu thuật sẽ được xem xét để điều trị. Bác sĩ sẽ can thiệp vào vùng cơ mắt để hướng nhìn của mắt bị lác được cân bằng. Tuy nhiên, sau phẫu thuật này bên mắt bị yếu không phục hồi được thị lực, có thể vẫn cần tập luyện, dùng băng che mắt để luyện tập cho bên mắt yếu hơn. Phẫu thuật cơ mắt càng sớm thì khả năng thành công càng cao, nhất là bệnh lác mắt sớm ở trẻ nhỏ.
Dấu hiệu lác mắt
- Dấu hiệu nhận biết mắt lác rất dễ dàng. Có thể thực hiện bằng cách đứng đối diện, nhìn thẳng vào mắt có thể dễ dàng phát hiện tình trạng không đối xứng của 2 bên mắt. Nếu các dấu hiệu mờ nhạt và khó phân biệt thì bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa Mắt.
- Với trẻ em, có thể kiểm tra bằng cách đưa đồ cho trẻ, nếu bé có xu hướng nhìn lệch về một bên, mắt không nhìn cùng về hướng món đồ thì rất có thể bé đã bị lác.
- Với trường hợp trẻ đã lớn hoặc với người lớn, thường xuyên nghiêng đầu để quan sát cũng là một dấu hiệu. Bởi mắt lác sẽ gây ra tình trạng nhìn đôi (song thị), việc nghiêng đầu sẽ làm giảm cảm giác nhìn đôi, nhìn nhòe. Việc 1 mắt phải điều tiết quá đà dễ dẫn đến tình trạng mỏi mắt, nhức đầu.
Khi nào cần phẫu thuật chỉnh lác?
Phẫu thuật có thể đem đến hiệu quả tức thời và được ghi nhận có hiệu quả tốt nhưng không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng phù hợp với phương pháp này. Vậy có những lưu ý gì khi tiến hành làm phẫu thuật?
Đối tượng phẫu thuật
- Trẻ đã đủ 2 tuổi, đã thực hiện chỉnh mắt lác bằng các phương pháp khác mà không có hiệu quả (với trường hợp lác hướng về mũi).
- Trường hợp trẻ lác hướng ra ngoài thì cần khoảng 4 – 5 tuổi mới được chỉ định phẫu thuật.
- Chỉ định mổ ngay lập tức khi trẻ đã trên 7 tuổi mà tình trạng lác chưa chấm dứt.
Quy trình mổ lác
Nhìn chung, một ca mổ lác được tiến hành theo quy trình sau:
- Khám trước mổ: Bác sĩ tiến hành đánh giá hướng nhìn của mắt bằng các bài test để định hướng kế hoạch và kỹ thuật mổ.
- Tiến hành mổ: Cần gây mê toàn thân (kể cả với trẻ em). Do đó, bệnh nhân cần nhịn ăn 6 – 8 tiếng trước mổ. Quá trình phẫu thuật bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh các cơ mắt bằng một số kỹ thuật như: làm yếu cơ mắt (lùi cơ, cắt buông cơ, cố định cơ sau), kỹ thuật kéo căng cơ (rút ngắn cơ, gấp cơ, khâu cơ ra phía trước), phẫu thuật sợi chỉ điều chỉnh được (thường được sử dụng trong trường hợp khó xác định khả năng điều chỉnh lại sau mổ).
Hậu phẫu
- Bác sĩ tra thuốc mỡ kháng sinh, băng mắt và hẹn lịch tái khám.
Việc thực hiện phẫu thuật chỉnh lác có thể lấy lại tính thẩm mỹ cho mắt nhưng không được đảm bảo về việc hồi phục thị lực ở bệnh nhân. Hậu phẫu, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ như: thay băng hàng ngày, sử dụng kháng sinh, chống viêm. Các bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để đánh giá kết quả sau mổ và kiểm tra xem có bất cứ biến chứng nào hay không. Bạn có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để kích thích cơ mắt hoạt động.
Tuy nhiên, việc phẫu thuật lác cần phải lựa chọn bệnh viện Nhãn khoa uy tín và bác sĩ có tay nghề cao. Do đó, người mắc bệnh lý lác cần phải tìm hiểu địa chỉ thăm khám và điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu có bất cứ bệnh lý nào về mắt, bệnh nhân có thể liên hệ theo hotline 093.835.1688 - 0203.730.8688 để được tư vấn.
Xem thêm video: Á hậu Bùi Khánh Linh xóa cận tại Mắt Việt - Nga