Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)
Đăng ký thăm khám

Những dấu hiệu nhận biết cận thị bẩm sinh ở trẻ

11/10/2024 - 11:20      107 lượt xem
Nội dung chính[ẩn][hiện]

Trẻ mắc cận thị bẩm sinh sẽ rất khó phát hiện khi còn nhỏ. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể phát hiện các tật về mắt thông qua một số dấu hiệu. Nếu không được điều trị kịp thời, về lâu dài trẻ có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm cho đôi mắt.

Cận thị bẩm sinh là tật khúc xạ có yếu tố di truyền. Nếu được phát hiện sớm, bằng các phương pháp hiện đại trẻ sẽ nhanh chóng kiểm soát được độ cận và duy trì thị lực ổn định lâu dài. 

Cận thị bẩm sinh là gì? 

Cận thị bẩm sinh là tình trạng cận thị ở bất kỳ mức độ nào xảy ra do yếu tố di truyền từ bố hoặc mẹ, khiến cho thị lực của trẻ mắc bệnh từ lúc mới sinh hoặc khi tuổi còn rất nhỏ đã suy yếu. Một thống kê đã cho thấy mối liên quan giữa yếu tố di truyền của cận thị với các thành viên trong gia đình như sau:

  • Nếu bố, mẹ bị cận thị trên -6 (diop): Trẻ sinh ra 100% bị cận thị.
  • Nếu cả bố và mẹ cùng cận: Bé có nguy cơ bị cận thị bẩm sinh từ 33% đến 60%.
  • Nếu bố hoặc mẹ cận thị: 23% – 40% trẻ sinh ra có thể bị cận thị.
  • Nếu bố và mẹ không cận thị: Chỉ có 6% – 15% trẻ sinh ra bị cận.

Cận thị bẩm sinh có nguy hiểm không? 

Cận thị khi bẩm sinh không phải bệnh nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, nếu chủ quan không phát hiện và điều trị sớm có thể để lại biến chứng như:

  • Mắt bị lác (lé mắt).
  • Bị tình trạng nhược thị.
  • Bị thoái hóa ở võng mạc.
  • Gây hiện tượng bong hoặc rách võng mạc mắt.
  • Gây nên tăng nhãn áp.
  • Gây thoái hóa hoàng điểm mắt của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ cận thị bẩm sinh 

Thông thường, rất khó để xác định cận thị do bẩm sinh bởi lúc này trẻ còn nhỏ. Những dấu hiệu rõ ràng thường biểu hiện trong khoảng từ 5 đến 8 tuổi. Do đó, cha mẹ cần chú ý đến những vấn đề sau: 

  • Khi trẻ đọc hay viết thường có xu hướng cúi mặt sát xuống bàn.
  • Khi trẻ xem tivi thường phải đứng gần mới có thể thấy rõ.
  • Trong lớp học, trẻ ngồi cuối lớp không nhìn rõ chữ trên bảng.
  • Hay dụi mắt nhiều, trẻ hay phải dụi mắt để tập trung vào một vật.
  • Trẻ hay kêu đau đầu, nhức mắt khi xem tivi, điện thoại quá lâu.
  • Bé nhạy cảm, sợ hoặc chói mắt lúc nhìn trực tiếp ánh sáng.
  • Bé vô thức nheo mắt hoặc nghiêng đầu lúc nhìn mọi thứ.
  • Nếu thấy trẻ nhắm một mắt khi đọc hoặc xem tivi, có thể là dấu hiệu của nhược thị.

Cận thị bẩm sinh có chữa được không?

Cận thị bẩm sinh có thể được chữa khỏi bằng phẫu thuật can thiệp, xóa cận hoặc giảm độ cận. Tuy nhiên phương pháp này chỉ sử dụng cho đối tượng trên 18 tuổi và đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định nhằm đảm bảo kết quả laser. Với người dưới 18 tuổi chỉ có thể dùng kính để điều chỉnh, cải thiện thị lực, hạn chế tăng độ cận.

Đeo kính cận 

Dùng kính cận là phương pháp cải thiện thị lực an toàn và hiệu quả được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn. Trẻ bị cận thị nên được đưa đến các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để đo kính phù hợp. Ngoài ra, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để điều chỉnh kính khi có sự chỉ định từ bác sĩ.

Dùng kính Ortho-K 

Trẻ nhỏ có độ cận thị từ thấp đến cao có thể đeo kính áp tròng Ortho-K. Phương pháp này giúp cải thiện thị lực, hạn chế tăng độ nhờ khả năng điều chỉnh độ khúc xạ tạm thời qua cơ chế định hình giác mạc, bằng cách đeo kính vào ban đêm từ 6 đến 8 tiếng khi đi ngủ. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng kính Ortho-K thì cha mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn thích hợp.

Tròng kính Stellest

Tròng kính Stellest là một loại kính đeo mắt đặc biệt được thiết kế để kiểm soát sự tiến triển của cận thị ở trẻ em. Tròng kính được làm từ vật liệu Airwear, giúp kính có độ bền cao, khả năng chịu va đập tốt và chống vỡ, an toàn cho trẻ em.

Những lưu ý đối với trẻ mắc cận thị bẩm sinh 

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu ý tới sinh hoạt của trẻ hàng ngày để đảm bảo mắt của con không bị tăng độ cận nhanh: 

  • Tạo không gian sinh hoạt khoa học cho trẻ: đảm bảo môi trường học tập đủ ánh sáng, tư thế ngồi và khoảng cách từ mắt đến sách, thiết bị điện tử thích hợp.
  • Tạo cho trẻ thói quen giữ khoảng cách từ 25 đến 40cm khi đọc sách, ngồi thẳng lưng, không cúi gập người hoặc nằm dài trên bàn, khi xem ti vi nên ngồi cách xa khoảng 2m, hạn chế cho trẻ tiếp cận thiết bị điện tử sớm.
  • Không sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn 2 tiếng mỗi ngày.
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt: vitamin A, C, E là những vitamin có chức năng rất quan trọng với thị lực, tăng cường thị giác, phụ huynh có thể lựa chọn các loại thực phẩm như rau củ có màu vàng cam (cà rốt, bí đỏ,...), rau màu xanh đậm ( rau ngót, rau bina,...), trứng, thịt, ngũ cốc, cá hồi,... để bổ sung trong chế độ ăn của trẻ.
  • Tập thể dục cho mắt: bằng một số bài tập như đảo mắt qua lại lên xuống, xoay tròn mắt, thay đổi cự ly nhìn trong 3 đến 5 giây, hoặc nhắm mắt thư giãn trong 3 đến 5 phút sau mỗi giờ làm việc hoặc nhìn vào màn hình điện tử.
  • Kiểm tra mắt định kỳ cho trẻ khoảng 6 - 12 tháng một lần để theo dõi.

Như vậy, trẻ mắc cận thị bẩm sinh rất khó để nhận biết được. Tuy nhiên, nếu chưa đủ tuổi thực hiện phẫu thuật, cha mẹ có thể áp dụng nhiều phương pháp giúp duy trì sức khỏe cho đôi mắt của con. Ngoài ra, việc thăm khám định kỳ để xác định chính xác độ cận cũng như bệnh lý về mắt rất quan trọng. Phụ huynh nên cân nhắc lựa chọn cơ sở y tế uy tín.

Tại Quảng Ninh, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga Hạ Long là bệnh viện khách sạn đẳng cấp với hệ thống thiết bị y tế Nhãn khoa hiện đại bậc nhất thế giới, đội ngũ chuyên gia châu Âu làm việc toàn thời gian và khu lưu trú chuẩn 5 sao rất thích hợp điều trị các bệnh lý về mắt kết hợp nghỉ dưỡng.

Trẻ đến thăm khám tật khúc xạ sẽ được khám, tư vấn, điều trị theo quy trình 1:1 chuẩn châu Âu, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cận thị bẩm sinh cũng như các bệnh lý về mắt, khách hàng có thể liên hệ theo hotline 093.835.1688 - 0203.730.8688 để được tư vấn nhanh nhất.

27/06/2025 11
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại nhân thủy tinh thể. Tuy nhiên, thấu kính đa tiêu với những ưu điểm vượt trội sẽ mang đến thị lực sáng rõ ở các khoảng nhìn giúp người cao tuổi không cần phải sử dụng kính gọng.
Xem chi tiết
25/06/2025 14
Chào bác sĩ! Tôi bị tiểu đường gần 10 năm nay. Thời gian gần đây mắt tôi mờ nhiều, đi khám ở bệnh viện tỉnh thì được chẩn đoán là đục thủy tinh thể. Tôi muốn phẫu thuật để cải thiện thị lực, nhưng khá lo lắng vì đường huyết của tôi vẫn còn cao, sợ nếu mổ sẽ không an toàn. Xin hỏi bác sĩ, với tình trạng như vậy tôi có thể mổ được không? 
Xem chi tiết
23/06/2025 13
Mắt lác, cận thị, viễn thị hay loạn thị ở trẻ là những nguyên nhân hình thành nên tình trạng nhược thị vĩnh viễn trong tương lai.
Xem chi tiết
21/06/2025 13
Kính gọng là vật dụng đồng hành mỗi ngày, nhưng nếu không được vệ sinh và bảo quản đúng cách, kính rất dễ trầy xước, cong vênh hoặc giảm chất lượng thị lực. Nắm vững những nguyên tắc đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giữ kính luôn bền đẹp và phát huy tối đa công dụng.
Xem chi tiết
19/06/2025 23
Suốt 16 năm qua, mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga và Tổ hợp Nhãn khoa hàng đầu thế giới MNTK Fyodorov (Liên bang Nga) không chỉ là biểu tượng cho tình hữu nghị truyền thống giữa hai quốc gia, mà còn đánh dấu bước tiến mạnh mẽ của ngành nhãn khoa Việt Nam trong hành trình hội nhập và phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế.
Xem chi tiết
18/06/2025 19
Chào bác sĩ! Cháu bị cận thị 12 năm nay, độ cận ở 2 mắt 7 và 5,5 diop. Cháu đã đi thăm khám chuyên sâu và được chỉ định mổ Phakic. Tuy nhiên cháu vẫn băn khoăn liệu có nên thực hiện phương pháp đặt kính nội nhãn không? Mong bác sĩ tư vấn.
Xem chi tiết
14/06/2025 16
Phẫu thuật đục thủy tinh thể hiện nay là phương pháp điều trị hiệu quả nhất giúp khôi phục thị lực cho người bệnh, đặc biệt trong bối cảnh bệnh lý này đang là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên toàn cầu.
Xem chi tiết
12/06/2025 23
Trước khi đến Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga, anh Lê Học Việt (Thanh Hóa) gần như không nhìn rõ thứ gì trước mắt, đo thị lực chỉ đạt 4/10.
Xem chi tiết
11/06/2025 34
Mắt tôi bị đục thủy tinh thể, đã được chỉ định mổ Phaco. Tôi chưa quyết định vì vẫn băn khoăn sau khi mổ liệu mắt sẽ sáng được bao lâu? Mong được tư vấn.
Xem chi tiết
11/06/2025 21
Mới tìm hiểu về xóa cận nhưng đối mặt với nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó nhằn? Bạn có thể tham khảo ngay “từ điển” xóa cận tại Mắt Việt – Nga.
Xem chi tiết
Đăng ký thăm khám
TP.HẠ LONG
TP. HẢI PHÒNG
HÀ NỘI
TP.HỒ CHÍ MINH

Thời gian làm việc tất cả các ngày trong tuần (Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật 7h00 đến 17h30):
Sáng: Từ 7h00 đến 12h00 Chiều: Từ 13h30 đến 17h30

Bản quyền © 2023 Bệnh viện Mắt Việt Nga. Bảo lưu mọi quyền. Thiết kế website bởi Tất Thành