Theo khuyến cáo của bác sĩ, người từ 40 tuổi trở lên nên đi thăm khám mắt với tần suất 1 năm/lần, 6 tháng/lần với người có người thân mắc bệnh Glôcôm.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2020, số người từ 40-80 tuổi bị Glôcôm trên thế giới vào khoảng 79,6 triệu, được dự đoán tăng lên 111,8 triệu vào 2040. Trong đó, bệnh nhân người châu Á chiếm 47%. Ở các nước phát triển, khoảng 50% số người bị bệnh Glôcôm không biết mình có bệnh và không đi khám. Con số này ở các nước đang phát triển có thể tăng tới 90%.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Viện Mắt Trung ương, cả nước có hơn 380.000 người bị mù hai mắt. Trong đó, có hơn 24.000 người bị mù lòa do Glôcôm. Bệnh thực sự là mối đe dọa nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm bệnh mang ý nghĩa thực tiễn rất cao trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân.
Vì sao cần tầm soát và điều trị bệnh Glôcôm?
Với tính chất nghiêm trọng của bệnh, việc thăm khám, tầm soát định kỳ để phát hiện sớm và nắm bắt thời điểm vàng trong điều trị là hết sức cần thiết. Theo bác sĩ chuyên khoa, cách duy nhất để phát hiện và chữa trị Glôcôm kịp thời trong giai đoạn đầu là bệnh nhân, đặc biệt là những người nằm trong nhóm nguy cơ cao, cần chủ động trong việc tầm soát và thăm khám mắt định kỳ.
Cụ thể đối với người từ 40 tuổi trở lên nên đi thăm khám mắt với tần suất 1 năm/ lần, 6 tháng/lần với người có người thân mắc bệnh Glôcôm. Ngoài ra, người mắc tật khúc xạcận thị trên 4 diop, lão thị sớm, tăng số kính lão nhanh và các bệnh lý toàn thân khác cũng nên được thăm khám tầm soát Glôcôm định kỳ.
Quy trình thăm khám tầm soát Glôcôm
Để chẩn đoán Glôcôm, bác sĩ nhãn khoa dựa vào 3 yếu tố chính là nhãn áp, tình trạng đầu thị thần kinh và thị trường. Quy trình gồm các bước:
- Bước 1: Đo khúc xạ tự động.
- Bước 2: Đo nhãn áp bằng thiết bị đo nhãn áp không tiếp xúc, đánh giá tình trạng nhãn áp tại thời điểm thăm khám, phát hiện tình trạng tăng nhãn áp (nếu có).
- Bước 3: Kiểm tra thị lực. Bệnh nhân được kiểm tra thị lực trên bảng thử kết hợp với nhiều bài test thị lực khác (test xanh đỏ, test độ tương phản, test 4 điểm …) giúp đánh giá thị lực tối đa của mắt và mức độ ảnh hưởng về thị lực do bệnh glôcôm (nếu có).
- Bước 4: Kiểm tra thị trường. Máy chụp thị trường tự động giúp đánh giá thị trường nhằm phát hiện, theo dõi tiến triển của bệnh lý glôcôm cũng như những tổn thương về thị trường gây ra bởi hệ thần kinh
- Bước 5: Chụp OCT 3D – cắt lớp bán phần sau (chụp cắt lớp phân tích gai thị, đánh giá lớp sợi thần kinh võng mạc)
- Bước 6: Khám bác sỹ. Dựa trên các kết quả thăm khám, bác sỹ sẽ đánh giá nguy cơ mắc bệnh glôcôm, mức độ bệnh và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp
Tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga Hạ Long, gói khám tầm soát Glôcôm sẽ trải qua quy trình thăm khám toàn diện và chuyên sâu với bác sĩ chuyên gia Liên Bang Nga. Với hệ thống máy móc, thiết bị y tế tiên tiến, cùng đội ngũ chuyên gia bậc cao chuyên các bệnh lý về mắt sẽ đánh giá chính xác nguy cơ mắc bệnh Glôcôm, mức độ bệnh và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin về quy trình thăm khám tầm soát Glôcôm tại Mắt Việt – Nga Hạ Long, khách hàng có nhu cầu đặt lịch, hãy liên hệ theo hotline 093.835.1688 - 0203.730.8688 để được tư vấn.
Xem thêm video: Giải đáp nhãn khoa về độ đục thủy tinh thể