Đục thủy tinh thể không chỉ là bệnh lý thường gặp ở người già mà còn có thể xảy ra ở trẻ em. Bệnh xuất hiện từ lúc trẻ mới sinh hoặc trong quá trình trẻ lớn lên, gây ảnh hưởng rất lớn đến thị lực.
Đục thể thủy tinh bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp của mắt xảy ra trước khi sinh hoặc ngay lúc vừa mới sinh. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý này như: di truyền; nhiễm trùng; các vấn đề chuyển hóa, đái tháo đường, chấn thương, viêm và các phản ứng thuốc…
Các dấu hiệu đục thủy tinh thể ở trẻ
Vì đây là bệnh lý nguy hiểm, ngoài việc đưa con đi thăm khám nhãn khoa, cha mẹ có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:
- Trẻ thường quờ quạng: Trong sinh hoạt hàng ngày trẻ thường xuyên làm đổ vỡ đồ vật hoặc thường xuyên bị ngã. Nếu trẻ lớn hơn có thể đo thị lực để xác định mức độ mờ mắt. Nếu thị lực giảm tỷ lệ thuận với mức độ đục của thủy tinh thể.
- Trẻ bị lóa mắt: Bệnh bắt đầu thường gây lóa mắt, gây khó chịu cho người bệnh.
- Mắt nhìn gần tốt hơn so với trước đó: Mắt bị đục thủy tinh thể có xu hướng cận thị hóa, do vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên.
- Lác mắt: Đây là một trong các lý do khiến trẻ đi khám bệnh. Nguyên nhân là do đục thủy tinh thể, mắt đó bị nhược thị và lác.
Khi thấy trẻ có các dấu hiệu trên cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt để xác định chẩn đoán và làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân. Các xét nghiệm đánh giá chức năng của mắt như đo thị lực, nhãn áp, điện võng mạc… Siêu âm mắt là một xét nghiệm không thể thiếu giúp chẩn đoán và tiên lượng bệnh.
Điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh
Việc điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ sẽ thay đổi tùy theo hình thái và độ nặng của bệnh. Đa số các trường hợp sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ thủy tinh thể bị đục. Dù vậy, thị giác của trẻ sẽ không thể hồi phục lại một cách hoàn hảo nếu không được điều trị ngay từ những năm đầu đời.
- Phẫu thuật đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ nhỏ đòi hỏi phải gây mê toàn thân, điều này có thể dẫn tới việc kèm theo các bất thường trên tim và các nơi khác, con mắt của người lớn cũng khác xa với mắt của trẻ nhỏ.
- Chỉ có thể loại bỏ hoàn toàn thủy tinh thể đục bằng cách hút vì thủy tinh thể ở trẻ nhỏ không có nhân cứng bên trong.
- Lấy thể thủy tinh không đặt kính nội nhãn: ở trẻ em, phẫu thuật này được thực hiện qua vết mổ nhỏ ở vùng rìa (là phần dẹt của thể mi trong lớp mạch mạc của mắt) bằng dụng cụ cắt dịch kính.
- Lấy thể thủy tinh và đặt thấu kính nội nhãn: Trong phẫu thuật thủy tinh thể ở trẻ nhỏ, thấu kính nội nhãn được dùng phổ biến được đặt vào mắt qua đường mổ siêu nhỏ ở rìa giác mạc.
Phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể bẩm sinh cần thiết phải thực hiện tại những bệnh viện nhãn khoa có uy tín. Tại đây cần có đủ các thiết bị thăm khám, hệ thống máy cùng dụng cụ mổ và phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm để đảm bảo an toàn, hiệu quả sau phẫu thuật.
Các chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo, để phát hiện sớm các bệnh lý nhãn khoa của trẻ, cha mẹ cần đưa con đi thăm khám mắt định kỳ. Nếu muốn đặt lịch khám chuyên sâu tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga Hạ Long, phụ huynh liên hệ theo hotline 093.835.1688 - 0203.730.8688 để được tư vấn.