BỆNH NHÂN LIÊN HỆ QUA HOTLINE DƯỚI ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
——————————————————————————
Chúng ta đang được sống trong xã hội mà mọi thứ dường như đều được thực hiện bằng công nghệ, kéo theo đó là một vài hệ lụy trong đó có tỉ lệ mặc cận thị ở học sinh và dân văn phòng ngày càng có nguy cơ tăng cao.
Việc điều trị cận thị bằng thuốc đạt hiệu quả không cao và tốn kém rất nhiều thời gian. Có 3 giải pháp giúp người cận thị có thể giữ độ cận ổn định và khắc phục độ cận: Sử dụng kính cận, sử dụng kính áp tròng và phẫu thuật cận thị.
Phương pháp điều trị cận thị
Nếu như phải phụ thuộc hoàn toàn vào chiếc kính cận cả đời thì cực kì bất tiện nhất là với phụ nữ.
Sử dụng kính áp tròng chưa bao giờ là giải pháp tối ưu bởi vì phải thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ kính áp tròng . Nếu quá lạm dụng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mắt, gây viêm nhiêm giác mạc và các bệnh lý khác về mắt.
Phẫu thuật được coi là phương pháp tối ưu nhất để khử độ cận giúp phục hồi thị lực tốt nhất với thời gian ngắn nhất.
Tuy nhiên, không phải cứ bị cận là có thể mổ được mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng mắt hiện tại và sức khỏe của cơ thể.
1. Các trường hợp không có chỉ định mổ
Khám chuyên sâu tiền phẫu
-
Trước 18 tuổi và sau 40 tuổi
Trước 18 tuổi độ cận chưa ổn định nếu tiến hành phẫu thuật sẽ rất dễ bị tái cận hoặc có những biến chứng không mong muốn.
Sau 40 tuổi mắt bắt đầu có dấu hiệu lão thị.
-
Người có vạt giác mác quá mỏng
Phẫu thuật cận thị sẽ chiếu laser làm mỏng vạt giác mạc. Nên bác sĩ sẽ tiến hành khám chuyên sâu tiền phẫu thuật, kiểm tra độ khúc xạ, bản đồ giác mạc để đưa ra phương pháp mổ phù hợp nhất với từng người.
-
Người bị cao huyết áp, tiểu đường
Vì trong quá trình gây mê với những bệnh như tiểu đường, cao huyết áp rất dễ hôn mê luôn, ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.
Một số trường hợp bắt buộc, các bác sĩ sẽ mổ cấp cứu và trong quá trình mổ, isullin được truyền liên tục vào người.
-
Người có độ cận và độ loạn quá cao: Từ 10 độ trở lên.
Mặc dù người bị cận có vạt giác mạc dày nhưng độ cận hay độ loạn cao khi mổ bằng laser sẽ lấy đi quá nhiều mô làm cho vạt giác mạc yếu đi và trở nên quá dẹt, ảnh hưởng đến chất lượng thị giác sau phẫu thuật.
-
Có bệnh lý cấp tính, mãn tính tại mắt (glaucoma, viêm màng bồ đào, viêm giác mạc, loạn dưỡng giác mạc, bệnh giác mạc chóp, xuất huyết võng mạc...);
-
Người đang mang thai hoặc vừa sinh bé chưa đủ 6 tháng
Trong quá trình mang thai hoặc cho con bú, tật khúc xạ của bạn không ổn định. Nếu tiến hành phẫu thuật trong khoảng thời gian này, thì sau đó thị lực của bạn sẽ không còn tốt như lúc phẫu thuật được nữa.
Ngoài ra,bạn cũng được yêu cầu phải dùng thường xuyên thuốc nhỏ mắt trước và sau khi mổ mắt để giúp làm giãn tròng mắt. Hầu hết các loại thuốc nhỏ này vẫn chưa được thử nghiệm trên phụ nữ có thai và rất có thể sẽ được hấp thu vào máu qua niêm mạc và có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, nhất là trong ba tháng đầu mang thai. Sau khi mổ mắt, bạn cũng phải nhỏ mắt với steroid và kháng sinh, cũng vẫn chưa được thử nghiệm là an toàn cho phụ nữ mang thai.
Mang thai cũng rất dễ khiến mắt của bạn bị khô, điều này dẫn đến việc khi tiến hành phẫu thuật mắt sẽ khó lành lại.
Một vài ảnh hưởng nhỏ từ bức xạ của laser đến thai nhi bạn cũng nên lưu ý.
-
Độ cận người đó phải ổn định (không tăng đến 1 diop trong một năm)
Nếu độ cận không ổn định, sau phẫu thuật sẽ có nguy cơ tái cận rất cao và để lại nhiều biến chứng.
2. Một số giải pháp cho những người bị cận nặng
-
Trường hợp người bị cận nặng mà có vạt giác mỏng thì cần tiến hành phẫu thuật Phaco hoặc Phakic thay thủy tinh thể. Tuy nhiên Phaco thường không khuyến cáo áp dụng cho những người trẻ tuổi.
-
Những người bị tiểu đường mà muốn mổ cận thị cần điều trị bệnh đái tháo đường trước khi tiến hành phẫu thuật tật khúc xạ.
-
Nếu độ cận biến động trong khoảng 6 tháng -1 năm cần có các bài tập hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt để duy trì mức độ ổn định của độ cận.